banner
banner
Trigger
Danh mục sản phẩm
Thống kê truy cập
Hôm Nay :
Hôm Qua:
Tuần Này :
Tháng Này:
Tất cả:

Online: 29
Lượt truy cập: 
Túi khí hoạt động như thế nào? Vì sao phải cần túi khí trong khi đã có dây đai an toàn?

Chắc hẳn bạn đã nghe qua hoặc đã biết tới cụm từ “túi khí ô tô” nhưng chưa thực sự hiểu rõ túi khi ô tô là gì. Trong hệ thống an toàn của xe hơi túi khí là một bộ phận vô cùng quan trọng. Tuy nhiên có khá nhiều người vẫn không hiểu rõ được cơ chế hoạt động của túi khí và khi nào nên thay túi khí để giảm thiểu những hậu quá đáng tiếc có thể xảy ra với bạn và người thân trong quá trình lái xe. Hãy đọc ngay bài viết này để trang bị những kiến thức cần thiết nhé.

Túi khí ô tô là gì?

Túi khí ô tô thực chất là một đệm phao được thiết kế chỉ được sử dụng một lần duy nhất để bảo vệ nó giúp hạn chế chấn thương cho người ngồi trong xe khi có va chạm xảy ra, có khả năng thu gọn và dễ dàng bung ra ngay khi cần thiết.

Túi khí ô tô là thiết bị được trang bị hệ thống kiểm định ô tô cảm biến sẽ tự kích hoạt nếu gặp tình huống bất ngờ có thể xảy ra

Trong tình huống xảy ra va chạm, túi khí được bơm phồng gần như ngay lập tức trong thời gian nhanh hơn một cái chớp mắt, bảo vệ các bộ phận quan trọng trên cơ thể hành khách và người lái.

 túi khí ô tô

Cấu tạo của túi khí ô tô

Túi khí gồm 3 bộ phận chính: Túi chứa khí, hệ thống tạo khí và bộ cảm biến va chạm.

Chất liệu tạo nên túi khí cho ôtô là loại vải co giãn hoặc một vật liệu đảm bảo được khả năng thu gọn lại trong các vị trí cần thiết trên xe và dễ dàng bung ra khi cần thiết. Trong tình huống xảy ra va chạm, túi khí được bơm phồng gần như ngay lập tức với thời gian chỉ tính bằng mili giây, bảo vệ các bộ phận quan trọng trên cơ thể người trên xe.

Những vị trí đặt túi khí trên xe thường được ký hiệu là SRS. Sau khi va chạm xảy ra, dây an toàn giúp hãm dần vận tốc theo quán tính của người ngồi trong xe và do đó giảm lực tác động lên người họ. Túi khí SRS đồng thời giúp hạn chế khả năng va đập của vùng đầu với các vật thể khác trong xe và hấp thụ một phần lực ảnh hưởng tới người lái và hành khách.

Vì sao cần có túi khí trong khi đã có dây đai an toàn?

Khi xe đâm vào xe khác hoặc vật thể cố định, nó dừng lại rất nhanh nhưng không phải ngay lập tức. Ví dụ nếu khi đầu xe đâm vào rào chắn cố định hoặc đuôi một chiếc xe đứng yên với vận tốc 50 km/h, thì xe chỉ dừng lại hoàn toàn sau khoảng trên dưới 0,1 giây. Ở thời điểm va đập, phần trước của xe bị ngừng đột ngột nhưng phần còn lại vẫn tiếp tục dịch chuyển với vận tốc 50 km/h do lực quán tính (khoang cabin cũng nằm trong số đó).

túi khí ô tô

Trong quá trình va đập, khoang cabin bắt đầu giảm tốc, nhưng hành khách vẫn tiếp tục chuyển động lao về phía trước với vận tốc như vận tốc ban đầu trong khoang xe. Nếu không có các trang bị bảo vệ, họ sẽ tiếp tục chuyển động với vận tốc 50 km/h cho đến khi va vào các vật thể trong xe (kính trước, bảng tablo,…) - tốc độ này tương đương với việc bị rơi từ tầng 3 xuống đất. Nếu người lái và hành khách đeo dây an toàn thì tốc độ dịch chuyển của họ sẽ giảm dần và do đó giảm được lực va đập tác động lên cơ thể.

Tuy nhiên, với các va đập mạnh (ở khoảng vận tốc trên 20 km/h), dây an toàn cũng không thể đảm bảo 100% khả năng bảo vệ, chống va đập của mình. Hành khách vẫn có thể va đập vào các vật thể trong xe, chỉ là với một lực nhỏ hơn. Từ cơ sở đó, túi khí được ra đời để kết hợp với dây an toàn giúp giảm hơn nữa khả năng va đập của mặt và đầu với các vật thể trong xe và hấp thụ một phần lực va đập từ người lái và hành khách.

Những chỉ dẫn an toàn để phát huy tối đa khả năng bảo vệ của túi khí

Nên nhớ, túi khí chỉ là một trang bị hỗ trợ thêm cho dây đai an toàn, do vậy cần phải thắt dây an toàn dù ngồi ở vị trí nào trên xe. Đây là một thiếu sót mà rất nhiều người Việt mắc phải khi quan niệm chỉ ở băng ghế trước mới cần cài dây an toàn. Trên thực tế, bất cứ vị trí nào trên xe cũng đều đối diện với nguy cơ tử vong khi va chạm nếu không thắt dây an toàn đúng cách.

Bên cạnh đó, cả người lái và hành khách ở hàng ghế trước cũng cần lùi ghế ra xa nhất có thể, đặc biệt là những người có vóc dáng nhỏ. Bạn cũng nên giữ khoảng cách 25 cm (10 inch) từ vô lăng đến xương ngực của mình để đảm bảo an toàn tối đa khi túi khí được bung ra.

Túi khí sau khi nổ sẽ rất nóng, không nên chạm vào các bộ phận bên trong túi khí sau khi nổ, điều này sẽ khiến bạn bị bỏng.

Đối với trẻ nhỏ, trẻ dưới 12 tuổi phải được ngồi ở băng sau và thắt đai an toàn khi xe chạy. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng cần được trang bị ghế chuyên dụng phù hợp với kích cỡ khi ngồi trên xe và cũng phải thắt dây an toàn.

Nên xem: Những bộ phận ô tô cần kiểm tra khi mùa mưa: http://thietbigarage.com/tin-tuc/nhung-bo-phan-nen-kiem-tra-ky-tren-o-to-khi-buoc-vao-mua-mua/170.html

 giá túi khí ô tô

Khi nào cần thay túi khí ô tô? Giá túi khí xe ô tô bao nhiêu?

Trong quá trình di chuyển, không phải khi va chạm, tất cả các túi khí đều phải bung. Chẳng hạn như các túi khí bên và túi khí phía trên được thiết kế để hoạt động khi xe bị đâm mạnh từ bên sườn. Khi xe bị va đập chéo hoặc trực diện ở sườn xe nhưng không ở khu vực khoang hành khách, các thiết bị này có thể không nổ. Như vậy, việc túi khí bung hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như lực va chạm, góc va chạm, việc thắt dây an toàn và tùy vào cách thiết lập ngưỡng túi khí hoạt động của từng hãng xe.

Giá túi khí xe ô tô phụ thuộc rất nhiều vào độ thông dụng của xe ô tô cũng như yếu tố tỉ mỉ trong cấu tạo, chính xác trong vận hành,… Hiện nay túi khí ô tô được cung cấp từ rất nhiều nguồn, chính phẩm có, không chính phẩm có nguồn gốc rõ ràng có, không chính hãng không rõ nguồn gốc. Theo đó, giá túi khí ô tô của xe phổ thông từ 5-25 triệu VNĐ. Cùng theo dõi những bài viết tiếp theo để tìm hiểu cảm biến túi khí ô tô là gì và giá túi khí ô tô của từng hãng xe.

Hy vọng thông qua bài viết này, Thietbigarage đã mang đến cho bạn cái nhìn tổng quát và cơ bản nhất về túi khí – trang bị an toàn quan trọng và không thể thiếu trên ô tô hiện nay.

 

Zalo Chat

Hotline
0962-281-628