banner
banner
Trigger
Danh mục sản phẩm
Thống kê truy cập
Hôm Nay :
Hôm Qua:
Tuần Này :
Tháng Này:
Tất cả:

Online: 10
Lượt truy cập: 
Quy trình sơn gốc nước và các điều cần lưu ý bạn cần biết

Quy trình sơn sửa chữa gốc nước và sơn gốc dầu cho ô tô có những điểm khác nhau và khó khăn gì đó có lẽ là thắc mắc có rất nhiều kỹ thuật viên do đây là loại sơn hoàn toàn mới. Về cơ bản quy trình sơn gốc nước bao gồm 8 bước lớn và nhiều bước nhỏ hơn trong quá trình phun sơn. Có nhiều kỹ thuật đặc biệt mà các kỹ thuật viên cần lưu ý. Hãy xem ngay những chia sẻ dưới đây của Thietbigarage nhé để trách các lỗi thường gặp nhé.

Sơn gốc nước là gì?

Thay vì dung môi như sơn gốc dầu thì sơn gốc nước là sơn có thành phần chủ yếu là nước. Loại sơn này là sự phát triển của sơn gốc dầu được sử dụng phổ biến trong khoảng thời gian gần đây và có tỉ lệ màu cao hơn.

Sơn gốc nước là loại sơn mà dung môi chính là nước nên lượng chất thải thường thấy từ sơn ít đi rất nhiều (ít hơn 90% so với khí thải từ sơn gốc dầu) - thích hợp cho xu hướng quan tâm tới môi trường ngày càng mạnh mẽ.

Hàm lượng chất hữu cơ trong dung môi của loại sơn nước này là rất ít nên thị trường đang chuyển sang sử dụng sơn ô tô gốc nước thay cho sơn gốc dầu ngày càng nhiều để đạt tiêu chuẩn về môi trường. Cũng chính vì thế mà nó có tên là sơn gốc nước.

 quy trình sơn gốc nước

Tại sao nên sử dụng sơn gốc nước thay thế sơn gốc dầu?

Ưu điểm lớn nhất của loại sơn này là hàm lượng các chất bay hơi (VOC) rất thấp. Điều này rất tốt vì các chất bay hơi thường sẽ có mùi rất khó chịu và gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của con người. Không chỉ là sức khỏe con người mà nó còn làm giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường. Ngày nay các loại sơn nước gần như là không có mùi khó chịu nữa.

Loại sơn này có dung môi thành phần chính là nước vì vậy màng sơn được tạo thành do quá trình bay hơi nước. Chính vì thế nó còn có khả năng chùi rửa được nên làm giảm chi phí dung môi cho người sử dụng.

Xem tiếp: Các loại sơn sử dụng trong sơn sửa chữa ô tô tốt nhất: http://thietbigarage.com/tin-tuc/cac-loai-son-su-dung-trong-son-sua-chua-o-to/172.html

Quy trình phun sơn của sơn gốc nước

Quy trình tổng thể của sơn gốc nước bao gồm các bước cơ bản như quy trình của sơn gốc dầu (tham khảo quy trình sơn sửa chữa ô tô). Quy trình phun sơn bắt đầu bằng việc pha thử và xác định tỉ lệ của màu mong muốn. Trước khi bắt đầu quá trình phun sơn cần thực hiện các bước chuẩn bị bề mặt, điều chỉnh thông số của các thiết bị và chuẩn bị sơn theo đúng tỉ lệ.

Chuẩn bị bề mặt cần mài ráp với giấy giáy nhám có độ mịn tăng dần rồi làm sạch bằng chất tẩy dầu Nax E3 Silicon Off và lau đi bằng khăn ướt và khăn khô. Sau đó dùng chất tẩy dầu để làm bề mặt ẩm.

Súng phun sơn (1.2-1.4mm) có áp suất khí nằm trong khoảng 1.5-20 bar (28-30 Psi). Kỹ thuật viên cần xác định số lớp và độ dày của lớp sơn.

Solid: phun 2 lớp trung bình, sau đó xì khô để bay hơi dung môi đến khi mờ, phun lớp thứ 3 nếu cần đảm bảo độ phủ.

 quy trình sơn gốc nước

Metallic: phun một lớp underclear tại vùng giữ màu hoặc tạt mí, cách mép bề mặt vùng cắt mí khoảng 10 cm; phun 2 lớp áo ướt trung bình, sau đó xì khô cho đến khi mờ, phủ một lớp áo dải mặt với áp suất khí 1.2-1.4 và khoảng cách 30 cm.

Điểm khác biệt trong quy trình của loại sơn này là quy trình xì gió khoảng 5-7 phút giữa các lớp sơn màu. Điều này là do thời gian khô của sơn gốc nước bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ, độ ẩm và tốc độ gió thay vì chỉ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ như sơn gốc dầu. Mặc dù các yêu cầu đòi hỏi để thời gian khô giảm đến mức thấp nhất phức tạp hơn so với sơn gốc dầu nhưng thời gian của cả quá trình lại nhanh hơn hơn và số lớp sơn để đạt hiệu quả tốt nhất ít hơn.

Lưu ý: lớp dầu bóng cần đợi khoảng 7-10 phút sau khi sơn lớp cuối cùng (dài nhất là 24 giờ) và phun lại lớp nữa trong vòng 24 phút. Sau 20’ bay hơi dung môi tại 250C, có thể mài ráp với P800 hoặc P1000 và thổi khí tại các vị trí khuyết tật nhẹ để tinh chỉnh.

Các thiết bị sử dụng cho quá trình phun sơn gốc nước

Các thiết bị tiêu chuẩn của quy trình sơn gốc nước chuyên nghiệp bao gồm:

  • Phòng phun sơn: việc xử lý bụi của phòng sơn dành cho sơn gốc nước cần được xử lý bụi và hơi nước tuyệt đối hơn sơn gốc dầu.
  • Súng phun sơn(cầm tay hoặc gắn trên giá): có độ xòe lớn vì sơn gốc nước có độ đậm đặt cao hơn, đồng thời chất liệu tạo súng có khả năng chống gỉ sét tốt.
  • Súng thổi gió: đây là thiết bị bắt buộc phải có trong quá trình phun sơn gốc nước.
  • Súng phun sơn chống gỉ và áp lực thấp (loại súng phun sơn đặc biệt là không cần thiết).
  • Nắp rót sơn, cốc chứa sơn bằng nhựa (không dùng loại bằng sắt) và lưới lọc sơn nylon 125 micron.
  • Thẻ phun bằng nhôm hoặc vật liệu không thấm nước.
  • Khăn lau có độ dính thấp.
  • Các thiết bị khác vẫn như sơn gốc dầu, không có nhiều sự khác biệt

 quy trình sơn gốc nước

Lỗi thường gặp trong quá trình phun sơn gốc nước

Các điều cần lưu ý khi sử dụng sơn gốc nước: buồng phun sơn nên sạch sẽ, đủ ánh sang và gió lưu thông (800-1000 lux, 0.25-0.30 m/s); nên sử dụng hai loại súng sơn khác nhau cho sơn màu và dầu bóng để tránh nhiễm bẩn chéo; dùng khăn lau có độ dính cao có khả năng gây lỗi dấu silica hoặc lỗi dấu dung môi lau khi phun màu.

Lỗi chính thường gặp trong quá trình phun sơn bao gồm xử lý bề mặt không đồng đều (gồ ghề) và bụi bám lên bề mặt gây lỗi trong thành phẩm sơn.

Như vậy là bạn đã biết sơn gốc nước là gì rồi chứ? Các loại sơn mà chúng ta đang sử dụng để sơn nhà đều chính là nó. Chúng ta thường gọi tắt bằng cái tên sơn nước. Trên thị trường hiện nay phổ biến nhất là sơn Dulux, Jotun, Kova, 4 Oranges, Nippon. Nếu bạn có ý định sơn nhà hãy lựa chọn 1 trong số loại sơn trên để đảm bảo chất lượng sơn cho nhà mình nhé.

 

 

Zalo Chat

Hotline
0962-281-628