banner
banner
Trigger
Danh mục sản phẩm
Thống kê truy cập
Hôm Nay :
Hôm Qua:
Tuần Này :
Tháng Này:
Tất cả:

Online: 21
Lượt truy cập: 
PCV là gì? Khi nào nên thay thế van PCV định kỳ

Van PCV và dấu hiệu nhận biết Van PCV bị hư hỏng

Key: Pcv là gì

PCV Valve (Positive Crankcase Ventilation Valve) còn gọi là van thông khí các-te, đây là một bộ phận quan trọng trong hệ thống xả, nhưng lại có mối quan hệ quan trọng tới tuổi thọ của dầu nhớt. Việc kiểm tra van PCV và thay van PCV định kỳ là một việc làm phổ thông và bắt buộc với bất cứ xe nào cũng phải thực hiện. Đặc biệt là các dòng xe cũ mà máy móc đã bắt đầu giảm tuổi thọ do thời gian hoạt động.

1. Nhiệm vụ của van PCV


Trong quá trình cháy của động cơ, có một lượng khí lọt xuống dưới hộp trục khuỷu thông qua khe hở giữa các séc măng và vách xilanh. Lượng khí cháy này có nhiệt độ cao nên có thể làm dầu động cơ bị biến chất. Vì lý do này mà hệ thống thông khí hộp trục khuỷu đã ra đời.


+ Van PCV sử dụng lực hút chân không của động cơ để hút hết lượng khí còn sót đọng trong hộp trục khuỷu, sau đó đẩy hết lượng khí này vào đường ống nạp và đi vào buồng đốt nơi mà chúng được đốt cháy lại.

 

 

 

 

 

2. Cấu tạo van PCV

 

Van PCV là van một chiều có lò xo bên trong. Khi động cơ ở trạng thái không tải, ống khí nạp có nhiều chân không sẽ hút khí thải ra khỏi hộp trục khuỷu. Khi tăng tốc động cơ, RPM cao làm tăng áp suất hộp trục khuỷu, van mở rộng thêm và thoát khi nhiều hơn.

 

- Không tải/RPM thấp: lực hút cao, van mở một phần.

- RPM cao: lực hút thấp, van mở hết.

- Cháy ngược từ hộp trục khuỷu: van đóng.

 

3. Nguyên lý hoạt động của van PCV

 

Van PCV sử dụng lực hút chân không của động cơ để hút hết lượng khí còn sót đọng trong hộp trục khuỷu, sau đó đẩy hết vào đường ống nạp, đi vào buồng đốt, rồi đốt cháy lại. Cấu trúc đặc biệt của van cho phép khí chỉ đi từ hộp trục khuỷu ra ngoài.

 

Các trạng thái hoạt động của van PCV:

 

+ Khi động cơ không hoạt động, không có chân không trong đường ống nạp, thì lò xo đẩy van về đóng kín đường nạp.

 

+ Khi động cơ hoạt động ở chế độ không tải hay chậm, độ chân không trên đường ống nạp lớn hút chốt van PCV đi lên bệ van. Lúc này do khe chân không vẫn còn hẹp nên chỉ có một lượng khí lọt nhỏ từ hộp trục khuỷu đi vào đường ống nạp để tránh làm hòa khí ở động cơ bị loãng.

 

+ Khi động cơ hoạt động cao hơn thì độ chân không ở đường ống nạp trung bình nên chốt van PCV lên khoảng giữa, vì vậy khe hở chân không lớn cho khí lọt lên nhiều hơn.

 

+ Trường hợp có sự cháy ngược, áp lực cổ hút tăng sẽ đẩy van đóng kín. Cơ chế này tránh lửa lan qua van PCV và kích lửa hơi nhiên liệu trong hộp trục khuỷu.

 

4. Dấu hiệu nhận biết khi van PCV bị hư hỏng.

 

 

 

 


Nếu van PCV bị tắc nghẽn hay bị kẹt đóng bạn sẽ thấy một số dấu hiệu dưới đây:


+ Áp suất bên trong động cơ tăng.

+ Ron hoặc phốt làm kín bị hư hỏng.

+ Dầu động cơ bị rò rỉ.

+ Độ ẩm và cặn bẩn tích tụ trong động cơ.

+ Động cơ bị khói đen.

 

Nếu van PCV bị kẹt mở hoặc rò rỉ trên các đường ống hơi thì bạn sẽ thấy các dấu hiệu dưới đây:


+ Động cơ "bỏ máy" ở chế độ không tải.

+ Hỗn hợp hòa khí nghèo.

+ Tiêu hao dầu nhớt.

+ Động cơ khó khởi động.

+ Động cơ rung giật ở chế độ cầm chừng. Ngoài ra, van PCV bị kẹt mở có thể khiến đèn “Check Engine” bật sáng. Và hệ thống tự chẩn đoán trên xe có thể nhầm lẫn lỗi là do cảm biến oxy hoặc cảm biến lưu lượng khí nạp.

 

Trên đây là công dụng và dấu hiệu nhận biết khi van PCV bị hư hỏng. Bạn có thể tham khảo để xác định xem van PCV trên xe có bị hư hỏng hay không. Tuy nhiên, các dấu hiệu trên chưa chắc đã đủ vì vậy nếu thấy xe có vấn đề bạn hãy mang xe tới gara để được chẩn đoán và sửa chữa.

 


Zalo Chat

Hotline
0962-281-628