banner
banner
Trigger
Danh mục sản phẩm
Thống kê truy cập
Hôm Nay :
Hôm Qua:
Tuần Này :
Tháng Này:
Tất cả:

Online: 8
Lượt truy cập: 
Các loại sơn sử dụng trong sơn sửa chữa ô tô

Khi lớp sơn vỏ ngoài xe bị tổn thương do va chạm thì nên sơn lại. Một số dòng xe giá rẻ có lớp sơn kém chất lượng dễ bị bong hay bạc màu sau thời gian dài sử dụng. Khi này, chủ xe cũng cần nghĩ tới việc sơn mới. Tuy nhiên, không phải chất lượng của các cửa hàng đều như nhau.

Nếu bạn đang có ý định sơn lại xe của mình thì nên đọc những lưu ý về các loại sơn xe ô tô dưới đây của Thietbigarage nhé.

Các loại sơn nên dùng cho ô tô

Sơn là hợp chất hóa học bao gồm nhựa hoặc dầu chưng cất có màu hoặc không có màu, dùng để phủ lên các bề mặt. Lớp sơn này có tác dụng cách ly vật liệu gốc với môi trường khí quyển để bảo vệ và làm đẹp cho sản phẩm.

Để tạo nên lớp sơn ô tô bền và thẩm mỹ, chúng ta có 4 loại sơn ô tô với những chức năng khác nhau là: sơn lốt chống gỉ, sơn lót xám, sơn màu và sơn bóng.

Sơn lót chống rỉ (ED)

Mục đích của lớp sơn chống rỉ là cung cấp khả năng chống rỉ và giúp cho vật liệu ngăn cản được hiện tượng ăn mòn và tăng cường khả năng bám dính giữa bề mặt nền với các lớp sơn tiếp theo. Sơn chống rỉ thuộc loại sơn nước, khô ở điều kiện 150oC – 180oC tuỳ thuộc vào hệ sơn.

 các loại sơn xe ô tô

Thành phần của sơn ED

– Chất tạo màng: Là thành phần chính của hệ sơn này, nó có thể bám được vào bề mặt vật liệu nhờ quá trình tĩnh điện

– Bột màu: nhằm mục đích tạo được khả năng chống rỉ, độ đục, bền thời tiết và các tính chất khác của màng sơn.

– Dung môi: dung môi chính của sơn ED là nước, có mục đích chính là hoà tan chất tạo màng và phân tán bột màu trong môi trường sơn

– Chất phụ gia: chúng có nhiệm vụ tạo được khả năng làm việc và một số tính chất tốt hơn của màng sơn.

– Nước DI: là loại nước không ion có nhiệm vụ loại bỏ sơn thừa, dung môi và thụ động hoá bề mặt lớp sơn sau giai đoạn sơn.

Sơn lót (Primer)

Sơn lót nhằm mục đích làm nhẵn bề mặt đã có lớp sơn nền, bảo vệ lớp sơn nền chống rỉ và và tăng khả năng bám dính giữa các lớp sơn.

Thành phần của sơn lót

- Chất tạo màng: Chất tạo màng chủ yếu là các loại nhựa như: nhựa Polyeste, nhựa Melanine, nhựa Epoxy và các loại nhựa khác.

- Bột màu: Bao gồm các loại bột màu vô cơ như: oxit kẽm (ZnO), Titan (TiO2), và các loại bột độn khác như CaCO3, BaSO4...

- Dung môi: bao gồm các dung môi thơm, dung môi hoạt đông este, ete và rượu.

- Chất phụ gia: bao gồm các chất điều khiển bề mặt, chất phân tán, chất chống lắng, chất hấp thụ tia cực tím.

 các loại màu sơn ô tô

Sơn màu phủ (Top coat)

Sơn màu phủ cần sấy

Sơn phủ là lớp sơn cuối cùng nhằm mục đích trang trí cũng như tạo được màu sắc, độ bóng, độ tương phản ánh sáng cũng như có một số tính chất đặc biệt và chịu được môi trường, loại sơn này là hệ sơn khô ở nhiệt độ cao 140oC trong 18 phút.

Sơn ô tô màu phủ gồm 2 loại: Sơn phủ loại Solid, Sơn phủ Metallic.

Sơn tự khô

Mục đích của sơn tự khô là được sử dụng để sơn cho các chi tiết làm bằng vật liệu chịu nhiệt độ thấp, dễ bị biến dạng dưới tác dụng của ngoại lực, nhiệt độ cao và dùng để sửa chữa. Hệ sơn này khô nhanh ở nhiện độ thấp 80oC trong 30 phút hoặc khô tự nhiên sau 24 giờ.

Sơn phủ bóng

Sử dụng để tạo lớp ngoài cùng với chức năng tạo độ bóng và bảo vệ các lớp sơn bên trong chịu được môi trường.

Sơn phủ bóng có hai loại: phủ bóng sấy khô và phủ bóng tự khô

 các loại màu sơn ô tô

Những trường hợp nên sơn xe ô tô

Việc sơn lại ô tô thường được thực hiện khi lớp sơn cũ bị xước xát, bong tróc hoặc do chủ nhân muốn đổi màu xe. Sơn lại xe chất lượng được cho là không bằng nguyên bản.

Lớp sơn xe ô tô vốn rất nhạy cảm, rất dễ bị tổn hại trong quá trình sử dụng. Qua một thời gian dùng xe, việc sơn xe ô tô bị trầy xước là điều khó thể tránh khỏi do các tác động vật lý từ bên ngoài như va quẹt, va chạm… Bên cạnh đó, theo thời gian dưới sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố từ môi trường, thời tiết, khí hậu… sơn xe cũng dễ bị bạc màu, nứt nẻ, thậm chí bong tróc…

Xem thêm: http://thietbigarage.com/tin-tuc/nhung-thac-mac-thuong-gap-khi-son-xe-o-to/173.html

Một số lưu ý sau khi sơn xe ô tô

Lớp sơn luôn tiếp xúc với môi trường nên các yếu tố tác động bên ngoài cần được lưu tâm. Khi gửi xe hay đỗ xe, nên chọn bóng râm hoặc nơi có mái che. Nắng gắt và nước mưa chứa nhiều axit không tốt cho sơn xe. Đá dăm bắn vào và phân các loài động vật như chim cũng ảnh hưởng tới lớp sơn. Bên cạnh đó, hãy rửa xe bằng nước máy sạch. Nước giếng khoan sẽ làm ố màu sơn rất nhanh.

Nếu không muốn đụng chạm vào lớp sơn nguyên bản, bạn có thể dán đề-can cho xe của mình.

Chia sẻ một số thông tin về các loại sơn xe ô tô, giúp khách hàng có thêm lựa chọn khi quyết định sơn xe hơi của mình. Nếu gặp vấn đề về sơn ô tô, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.


Zalo Chat

Hotline
0962-281-628