banner
banner
Trigger
Danh mục sản phẩm
Thống kê truy cập
Hôm Nay :
Hôm Qua:
Tuần Này :
Tháng Này:
Tất cả:

Online: 112
Lượt truy cập: 
Mách bạn cách xử lý hiện tượng xe tô tô bị dính côn

Xe ô tô bị dính côn là một trong những hiện tượng phổ biến mà bất kì tài xế nào cũng gặp phải. Vậy nguyên nhân gì dẫn đến hiện tượng xe ô tô bị hỏng côn? Hãy tìm hiểu ngay bài viết dưới đây của Thietbigarage để có thể giải đáp thắc mắc nhé.

Nguyên lý hoạt động của bàn đạp ly hợp (bàn đạp côn)

Khi nhấn bàn đạp côn, một cần liên động hoặc piston thuỷ lực sẽ tác dụng lên một cần bẩy (còn gọi là càng cua ly hợp) với một lực khá lớn, lực này được truyền đến vòng bi chặn của ly hợp, còn gọi là bi T (Throw-out Bearing) làm cho lò xo đĩa trung tâm (Diaphragm Spring) bị nén lại. Nhờ kết cấu cơ khí dẫn động, đĩa ma sát được giải phóng ra khỏi bánh đà và đĩa ép ly hợp và nhờ vậy trục sơ cấp của hộp số được giải phóng khỏi động cơ.

 xe ô tô bị dính côn

Nguyên nhân dẫn tới xe ô tô bị kẹt chân côn

Chân côn bị kẹt gì thảm trải sàn

Thảm trải sàn mắc kẹt, cản trở quá trình đạp chân côn là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến bàn đạp ga đạp nặng, cứng. Kiểm tra xem thảm trải sàn có mắc hay dính vào bàn đạp ly hợp hay không rồi mới đến các nguyên nhân bên dưới.

Mài mòn lá côn, bánh đà, mâm ép, bi-tê:

  • Khi lá côn bị mòn, bàn ép sẽ cao hơn ở phần tiếp giáp với bạc đạn bi “T” (bi-tê, vòng bi dùng để ngắt ly hợp) khiến hành trình đạp xa và nặng hơn
  • Ống trượt bi-tê quá bẩn, đóng nhiều cặn bẩn vì khi thay côn người thợ sửa chữa hay bôi mỡ vào ống trượt, sau một thời gian mỡ bị khô đồng thời mạt ở lá côn rụng ra bám vào làm cho bi tê di chuyển khó khăn.
  • Vòng bi-tê bị mòn, hỏng hoặc thiếu mỡ bôi trơn hoặc vòng bi nối đầu trục ly hợp với đuôi trục khuỷu bị vỡ, rơ hoặc khô dầu mỡ.

Cơ cấu dẫn động bàn đạp ly hợp

  • Dây cáp bàn đạp ly hợp mất chất bôi trơn trong dây khiến dây cáp bị khô, cứng, hoạt động khó khăn.
  • Cần nối trong cơ cấu dẫn động bàn đạp bị cong.
  • Trên các xe cũ sử dụng cơ cấu nhả cáp, ly hợp có thể không nhả nếu dây cáp bị đứt hoặc điều chỉnh sai.
  • Hành trình tự do của bàn đạp ly hợp quá lớn, không có hoặc không đủ.

Cơ cấu điều khiển ly hợp

  • Ly hợp bị trượt: Đĩa ma sát, bánh đà hoặc mâm ép bị mòn, cong vênh hoặc rò rỉ dầu động cơ.
  • Xy lanh chính và xy lanh con của điều khiển ly hợp gặp vấn đề (thiếu dầu, rò rỉ dầu trong xy lanh, mòn cuppen hay cuppen bị bó kẹt, có không khí bên trong xy lanh…) khiến khi đạp bàn đạp côn bị quá nặng, rung hoặc quá nhẹ.
  • Cần đẩy của xy lanh chính hoặc xy lanh con (xy lanh công tác) bị cong vênh.
  • Bạc trượt trên trục ly hợp bị hư hỏng.

xe ô tô bị dính côn

Những việc cần làm khi xe ô tô bị hỏng côn

 - Khởi động xe bị kẹt chân côn

Trường hợp xe chưa vào số mà bị kẹt chân côn cần khởi động và tăng tốc xe bằng cách ép cần số vào số 1. Hộp số sẽ từ chối, nhưng lực ép vào cần số sẽ tạo ma sát giữa bánh răng đồng bộ và bánh răng đang quay, làm xe chuyển động từ từ

- Lên số khi xe bị kẹt chân côn

Theo các chuyên gia về ô tô, khi xe đã chạy ở số 1 việc xử lý kẹt chân côn dễ dàng hơn. Lái xe cần nhấp mạnh chân ga và nhả để kéo cần số trượt ra số 0. Sau đó đẩy cần số vào rãnh số 2 nhưng không ép mạnh. 

Xem ngay: Cách xử lý nhanh khi cầu chì ô tô bị hỏng giữa đường bạn nên biết (xem tại đây)

 - Giảm số khi bị kẹt chân côn

Để thực hiện giảm số khi không nhả được côn cần thực hiện quy trình ngược lại với việc lên số: Giữ xe chạy ở vận tốc ổn định, kéo cần số về N sau đó tăng tốc dần dần trong khi đẩy cần số về hướng số thấp hơn.

- Dừng xe khi bị kẹt chân côn

Việc dừng hoặc giảm tốc độ của xe đang bị kẹt côn là rất khó khăn. Nếu có thể kéo về “mo” thì cách dễ nhất để dừng xe là kéo cần khỏi số bất kỳ đang chạy và đạp phanh.

Hi vọng với những chia sẻ trên đây đã giúp bạn có thêm những kinh nghiệm xử lí khi xe bị hỏng chân côn. Chúc bạn có những phút giây thư giãn và lái xe an toàn.

 


Zalo Chat

Hotline
0962-281-628