banner
banner
Trigger
Danh mục sản phẩm
Thống kê truy cập
Hôm Nay :
Hôm Qua:
Tuần Này :
Tháng Này:
Tất cả:

Online: 5
Lượt truy cập: 
Cách sửa chữa kích thủy lực đơn giản hơn bạn nghĩ

Kích thủy lực hiện nay đang được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm nâng cao năng suất và độ chuẩn xác tốt hơn. Có thể nói, nhờ những công năng vượt trội mà thiết bị mang lại, trong tương lại không xa trong các ngành công nghiệp lắp ráp, sửa chữa, chết tạo,… sản phẩm này là thiết bị không thể thiếu.

Tuy nhiên, sau một thời gian dài sử dụng với diều điện làm việc áp lực cao, việc sử dụng kích thủy lực không thể tránh khỏi các nguy cơ hư hỏng. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công việc. Việc tìm ra nguyên nhân xảy lỗi và cách khắc phục ra sao không phải ai cũng biết. Để không phải thay mới kích thủy lực bạn đừng bỏ qua bài viết dưới đây của Thietbigarage nhé.

Các hư hỏng thường gặp khi sử dụng kích thủy lực

Kích thủy lực là thiết bị có chất lượng tốt, có khả năng chịu được điều kiện làm việc liên tục với áp lực cao. Tuy nhiên không có sản phẩm nào là bền mãi với thời gian, trong quá trình vận hành , kích thủy lực có thể xảy ra các dấu hiệu hư hỏng dưới đây:

-Hiện tượng bất thường như thiết bị bị kẹt không điều chỉnh nâng lên hạ xuống được

- Kích không lên hoặc kích không lên hết tầm, chốt giữu bị hỏng

- Kích lên bị chậm và xuất hiện rò rỉ dầu ra bên ngoài

- Kích vẫn lên nhưng không chịu tải, chập chập và không ổn định

- Han gì, mài mòn cơ học

kích thủy lực bị hỏng

Nguyên nhân phát sinh các lỗi khi dùng kích thủy lực

Nếu bạn gặp phải các lỗi, các sự cố hỏng hóc kích thủy lực rất có thể phát sinh là do:

+ Trong quá trình sử dụng chúng ta không chú ý bảo dưỡng định kỳ cho thiết bị dẫn tới trong kích có khí, kích bị tụt tải

+ Độ nhớt của dầu quá cao, sử dụng không đúng loại dầu khi thay thế lúc cần

+ Thường xuyên để thiết bị ngoài trời phải chịu mưa nắng liên miên làm cho gioăng, phớt bị mòn, rách

+ Sử dụng không đúng tải, quá tải của thiết bị khiến kích bị hỏng, van kiểm tra bơm không hoạt động, van an toàn bị hở hoặc không được điều chỉnh

+ Sử dụng thiết bị trong thời gian tương đôi dài, nhất là điều kiện môi trường không tốt khiến kích bị xuống cấp, hỏng hóc, cũ kỹ

Xem thêm: Những lưu ý khi sử dụng máy nén khí cần tránh

kích thủy lực bị hỏng

Biện pháp khắc phục

Đầu tiên để kéo dài tuổi thọ sử dụng và hạn chế hỏng hóc không mong đợi. Chắc chắn các hoạt động bảo dưỡng định kỳ cho thiết bị thủy lực là vô cùng cần thiết.

-Sửa chữa mặt tiếp xúc của Kích thủy lực: Bề mặt tiếp xúc của đầu Kích không được mòn sâu quá 0,01 mm

- Thân Kích mòn côn, mòn méo quá 0,04 mm hoặc bị nứt vỡ thì phải thay mới.

- Các bu lông, đai ốc điều chỉnh bị chờn ren, nứt gãy đều phải thay mới, sau đó phải điều chỉnh lại khe hở nhiệt đúng quy định của từng loại động cơ.

- Sau khi sửa chữa Kích cần đảm bảo khe hở lắp ghép giữa thiết bị và ống dẫn hướng của nó, tuỳ theo mỗi loại động cơ nhưng thường khe hở này không được vượt quá 0,6 mm.

cách sửa chữa kích thủy lực bị hỏng

Bên cạnh đó khi nhận thấy các dấu hiệu hỏng hóc phát sinh. Phải chủ động liên hệ ngay đơn vị bảo dưỡng sửa chữa uy tín. Như vậy sẽ ngăn được sự cố trở nên trầm trọng hơn. Và các rắc rối cũng sẽ được giải quyết triệt để hơn.  

Hiện tượng

Nguyên nhân

Biện pháp khắc phục

 Hiện tượng bất thường

 1. Trong kích có khí
 2. Độ nhớt của dầu quá cao
 3. Kích bị tụt tải

 1. Đặt kích ở tư thế dựng đứng và xả khí bằng cách nới vít xả e ra và bơm tay khoảng 10 giây.
 2. Thay thế dầu có độ nhớt thấp hơn.
 3. Thay thế các chi tiết bị mòn.

 Kích không lên

 1. Chưa vặn chặt vít xả e
 2. Không có dầu hoặc lượng dầu bị thiếu
 3. Kích bị e

 1. Vặn chặt vít xả e.
 2. Tháo núm dầu trên thân kích, bổ sung lượng dầu sao cho mức dầu xấp xỉ mặt lỗ dầu, gắn núm dầu lại.
 3. Đặt kích ở tư thế dựng đứng và xả e bằng cách nới vít xả e, tháo núm dầu và bơm tay hoặc cấp khí cho kích khoảng 10 giây.

 Kích không lên hết tầm

 1. Lượng dầu trong kích thấp
 2. Kẹt cần piston

 1. Bổ sung dầu vào kích.
 2. Tháo và kiểm tra bụi bẩn, kiểm tra rò rỉ dầu, kiểm tra các bộ phận bị mòn, kiểm tra xi lanh.

 Kích lên chậm

 1. Hệ thống bơm và van hoạt động không tốt
 2. Gioăng, phớt bị mòn

 1. Kiểm tra, thay thế hệ thống bơm và van.
 2. Kiểm tra, thay thế gioăng, phớt.

 Kích vẫn lên nhưng không chịu tải

 1. Chưa vặn chặt vít xả e
 2. Gioăng, phớt bị mòn, rách
 3. Van kiểm tra bơm không hoạt động
 4. Van an toàn bị hở hoặc không được điều chỉnh.

 1. Vặn chặt vít xả e.
 2. Thay thế gioăng, phớt.
 3. Vệ sinh/thay thế van kiểm tra.
 4. Thay thế/điều chỉnh van an toàn.

 Rò rỉ dầu

 1. Gioăng, phớt bị mòn, rách

 1. Thay thế gioăng, phớt.

 Kích không xuống hoặc xuống chậm

 1. Vít xả e đang bị vặn chặt
 2. Lượng dầu trong kích quá nhiều.
 3. Hệ thống bơm bị hỏng

 1. Nới vít xả e ra.
 2. Xả vợi dầu sao cho lượng dầu chỉ còn xấp xỉ mặt dưới của lỗ đổ dầu.
 3. Mang kích đến trung tâm sửa chữa.

Hi vọng với chia sẻ hữu ích đối trên bạn có thể tự xử lý các lỗi thường gặp khi sử dụng kích thủy lực. Nếu các bạn có thêm các thắc mắc về thiết bị nâng hạ ô tô vui lòng liên hệ Thietbigarage

  


Zalo Chat

Hotline
0962-281-628