- Thiết Bị Sửa Chữa Mâm Vỏ
- Súng Vặn Ốc Bằng Khí Nén
- Thiết Bị Công Nghiệp
- Thiết bị làm sạch
- Hạ Tầng Xưởng Dịch Vụ
- Thiết Bị Sửa Chữa Máy Gầm
- Thiết Bị Khí Nén
- Thiết Bị Thủy Lực
- Thiết Bị Sửa Chữa Điện
- Thiết Bị Cầm Tay
- Tủ Đựng Đồ Nghề
- Thiết Bị Rửa Xe Ô Tô
- Thiết Bị Đồng Sơn
- Thiết Bị Nâng Hạ
- Thiết Bị Kiểm Định Ô Tô
Mở Trạm Đăng Kiểm Xe Cơ Giới Cần Quan Tâm Những Gì?
Theo thông tư 11/2009/TT-BGTVT ban hành ngày 24/06/2009 quy định điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật và nhân lực của Trung tâm đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thành lập, hoạt động của các Trung tâm đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
1. Địa điểm Trung tâm
Địa điểm xây dựng Trung tâm phải phù hợp với quy hoạch, có đường giao thông thuận tiện cho phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi tắt là xe cơ giới) ra, vào kiểm định.
2. Diện tích xây dựng Trung tâm
2.1. Diện tích tối thiểu của xưởng kiểm tra theo quy định sau đây:
Diện tích tối thiểu của xưởng kiểm tra có một dây chuyền (m) |
Kích thước tối thiểu lắp đặt dây chuyền dài x rộng (m) |
Loại dây chuyền kiểm định |
180 |
30 x 6 |
Dây chuyền kiểm định xe có tải trọng trục đến 2.000 kG |
264 |
40 x 6,6 |
Dây chuyền kiểm định xe có tải trọng trục đến 13.000 kG |
Đối với Trung tâm có nhiều dây chuyền kiểm định, xưởng kiểm tra phải có diện tích tối thiểu cho mỗi dây chuyền theo bảng trên.
2.2. Diện tích bãi đỗ xe và đường ra, vào kiểm định của Trung tâm có một dây chuyền kiểm định tối thiểu bằng 5,5 lần diện tích tối thiểu của xưởng kiểm tra tương ứng.
Trường hợp Trung tâm có nhiều dây chuyền kiểm định thì kể từ dây chuyền thứ hai trở đi, diện tích bãi đỗ xe và đường ra vào phải tăng thêm 1,5 lần so với diện tích tương ứng của dây chuyền đầu tiên.
2.3. Diện tích nhà văn phòng tối thiểu là 90 m.
Mô hình trạm kiểm định xe cơ giới dành cho xe con và xe tải
3. Yêu cầu về nhà, xưởng và bãi đỗ xe
3.1. Mặt bằng Trung tâm phải có hệ thống thoát nước bảo đảm Trung tâm không bị ngập úng.
3.2. Xưởng kiểm tra phải có hệ thống hút khí thải, hệ thống thông gió, hệ thống chiếu sáng phù hợp với các yêu cầu kiểm tra, chống hắt nước vào thiết bị khi trời mưa, bảo đảm vệ sinh công nghiệp, an toàn lao động và phòng chống cháy nổ theo quy định hiện hành. Đối với xưởng kiểm tra lắp dây chuyền thiết bị kiểm tra xe có tải trọng trục đến 13.000 kG, chiều cao thông xe không thấp hơn 4,5 mét.
3.3. Nhà văn phòng phải bố trí hợp lý, bảo đảm thực hiện tốt việc giám sát công tác kiểm định và thuận tiện cho giao dịch.
3.4. Hệ thống đường cho xe cơ giới ra, vào tối thiểu phải bảo đảm theo quy định đối với đường bộ cấp 2 đồng bằng, chiều rộng mặt đường không nhỏ hơn 03 mét và bán kính quay vòng không nhỏ hơn 12 mét để bảo đảm cho phương tiện ra vào thuận tiện.
3.5. Bãi đỗ xe phải bảo đảm theo quy định đối với đường cấp III đồng bằng của Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN: 4054 - Đường ô tô - Yêu cầu thiết kế.
4. Thiết bị kiểm định
4.1. Kiểu loại thiết bị kiểm tra bố trí trong dây chuyền kiểm định phải được cơ quan quản lý nhà nước về công tác kiểm định phê duyệt nhằm bảo đảm tính thống nhất trong toàn mạng lưới Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới trên toàn quốc.
Hiện nay Cục Đăng Kiểm Việt Nam chỉ phê duyệt và cấp phép hoạt động cho 3 dây chuyền thiết bị Đăng Kiểm xe cơ giới như sau:
Dây chuyền thiết bị kiểm định Maha
Dây chuyền thiết bị kiểm định Beissbarth
Dây chuyền thiết bị kiểm định Actia Muller: Cục Đăng kiểm Việt Nam thuộc Bộ Giao thông vận tải đã có quyết định chính thức số 1097/QĐ-ĐKVN ngày 10/8/2015 về việc phê duyệt thiết bị kiểm định mới của hãng Actia Muller. Theo đó, các thiết bị kiểm định của hãng Actia Muller sẽ được sử dụng trong các dây chuyền kiểm định xe cơ giới thuộc hệ thống đăng kiểm xe cơ giới trên cả nước.
Công ty CP Thiết bị Tân Phát hiện nay đang là đại diện phân phối độc quyền thiết bị kiểm định của Hãng Actia Muller đến từ Pháp tại thị trường Việt Nam. Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực cung cấp thiết bị kiểm định ô tô trên toàn quốc, hiện nay công ty Tân Phát đã và đang tư vấn, cung cấp thiết bị kiểm định cho các trạm kiểm định lắp đặt dây chuyền kiểm định xe con và xe tải cho nhiều đơn vị trong nước. Dây chuyền kiểm định xe cơ giới bao gồm: Thiết bị đo độ trượt ngang của bánh xe, thiết bị cân trọng lượng, thiết bị kiểm tra phanh, thiết bị phân tích khí xả, thiết bị đo độ khói, thiết bị đo độ ồn và âm lượng còi, thiết bị kiểm tra đèn chiếu sáng phía trước, thiết bị hỗ trợ kiểm tra gầm.
Hiện nay thiết bị đăng kiểm Actia Muller do chúng tôi cung cấp và lắp đặt đã được đưa vào sử dụng tại một số trạm đăng kiểm như Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-08D, Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-01S, Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 99-03D và một số TTĐK đang lắp đặt khác. Công ty Thiết bị Tân Phát chúng tôi luôn hướng tới mục tiêu cung cấp các sản phẩm uy tín chất lượng tới khách hàng kèm theo dịch vụ hỗ trợ tư vẫn khách hàng tốt nhất nhằm mang đến cho khách hàng sự hài lòng nhất.
4.2. Trang bị cho một dây chuyền kiểm định tối thiểu phải có các thiết bị kiểm tra sau đây:
b) Thiết bị cân trọng lượng;
c) Thiết bị đo độ trượt ngang của bánh xe có cảm biến ghi nhận kết quả chỉ khi có phương tiện vào và ra khỏi thiết bị;
đ) Thiết bị đo độ khói;
e) Thiết bị đo độ ồn phương tiện và âm lượng còi;
g) Thiết bị kiểm tra đèn chiếu sáng phía trước;
h) Thiết bị hỗ trợ kiểm tra gầm;
i) Cầu nâng xe phục vụ cho việc kiểm tra khung gầm và các bộ phận bên dưới thân xe. Trường hợp không sử dụng cầu nâng thì có thể thay thế bằng hầm kiểm tra gầm ô tô.
Kích thước hầm kiểm tra xe có tải trọng trục đến 2.000 kG có chiều dài 6.000 mm, chiều rộng 600 mm và chiều sâu tối thiểu 1.300 mm; Kích thước hầm kiểm tra xe có tải trọng trục đến 13.000 kG: chiều dài 12.000 mm, chiều rộng 750 mm và chiều sâu tối thiểu 1.200 mm.
Vị trí của hầm phù hợp với thiết kế của dây chuyền kiểm tra, lối lên xuống phải thuận tiện và có lối thoát hiểm khi xảy ra sự cố. Hầm phải có đủ ánh sáng, có dụng cụ kê kích để có thể thay đổi khoảng cách giữa đăng kiểm viên và gầm xe.
Dây chuyền thiết bị kiểm định xe con
Dây chuyền thiết bị kiểm định xe tải
4.3. Thiết bị kiểm tra trong dây chuyền phải có chương trình điều khiển thống nhất có chức năng điều khiển quá trình hoạt động của thiết bị theo quy trình kiểm định, cài đặt được các tiêu chuẩn đánh giá, thiết lập trình tự kiểm định tuỳ thuộc vào phương án bố trí thiết bị kiểm định; cơ sở dữ liệu của chương trình phải được bảo mật và kết nối được với chương trình quản lý của cơ quan quản lý nhà nước về công tác kiểm định.
4.4. Đối với Trung tâm có nhiều dây chuyền, tối thiểu phải trang bị 01 thiết bị đo độ ồn phương tiện.
4.5. Khuyến khích trang bị máy phát điện để cung cấp điện cho các thiết bị kiểm tra khi có sự cố về điện.
Điều 7. Dụng cụ kiểm tra trong dây chuyền kiểm định
Mỗi dây chuyền kiểm định phải có tối thiểu các dụng cụ sau đây:
Dụng cụ kiểm tra áp suất hơi lốp;
Dụng cụ kiểm tra chiều cao hoa lốp còn lại;
Đèn soi;
Búa chuyên dùng kiểm tra;
Thước đo chiều dài;
Kích nâng phù hợp với loại phương tiện kiểm định.
Các bài khác
- Chiến lược đầu tư hệ thống rửa xe tự động (07.11.2018)
- Tư vấn mở trạm kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới (27.05.2017)
- Thiết Bị Cho Trung Tâm Dịch Vụ Mâm Lốp Xe Tải Xe Buýt (21.02.2017)
- Cách Lắp Đặt Cầu Nâng Ô Tô 2 Trụ (20.02.2017)
- Thiết Bị Cho Xe Sửa Chữa Ô Tô Lưu Động (16.11.2016)